Giấy in card visit dày hay mỏng sẽ tốt hơn?
815
Để ra được sản phẩm trong in offset
Công nghệ in Metalize
Tại sao cần in Catague sản phẩm?

Giấy in card visit dày hay mỏng?
Card visit hay còn gọi là danh thiếp, name card, business card. Nó là một mẫu giấy nhỏ thể hiện những thông tin cá nhân, dùng để trao đổi thông tin giữa người với người. Tuy nói là một mẫu giấy nhỏ, nghe có vẻ không quan trọng, nhưng trong thời hiện đại này, card visit có vai trò hết sức quan trọng trong giao tiếp, mở rộng quan hệ. Name card là cầu nối giúp người với người liên hệ với nhau dễ dàng hơn.
Vì vai trò đặc biệt của card visit, nên khi in card mọi người đều rất kỹ lưỡng từ khâu thiết kế đến khâu in ấn. Đặc biệt giai đoạn chọn giấy in card lại càng quan trọng. Thiết kế đẹp, công nghệ in ấn tốt nhưng chọn sai giấy thì coi như “muối đổ biển”. Tôi nói thật không phải dọa bạn đâu nhé. Việc chọn sai giấy in vô cùng nguy hiểm. Để tránh những trường hợp chọn nhầm giấy in card, các bạn nên nhờ nhân viên tư vấn in card visit của chúng tôi hướng dẫn chi tiết hơn.
Định nghĩa giấy dày giấy mỏng?
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi cũng bàn về giấy in card, nhưng ở một khía cạnh nhỏ hơn. Không phải nói về giấy đẹp hay không đẹp, mà nói về giấy dày và giấy mỏng. Bạn có thể cho rằng giấy dày hay giấy mỏng thì như nhau cả thôi, việc chi phải xoắn lên tìm hiểu làm gì. Nhưng thực tế không phải thế, giấy in name card dày hay mỏng đều có ưu và nhược điểm riêng của nó. Bạn không nên quá thời ơ về vấn đề nhỏ này nhé. Chúng ta cùng phân tích xem nên chọn giấy dày hay mỏng để làm card visit cho mình nhé.
Giấy dày: Những loại giấy có định lượng trên 300gsm hoặc giấy bồi 2 – 3 – 4 lớp được gọi là giấy dày.
Giấy mỏng: Định lượng giấy từ 200gsm trở xuống được gọi là giấy mỏng.
Giấy in card visit phổ thông là từ 200gsm đến 300gsm. Đây là định lượng lý tưởng có khách hàng muốn làm name card gấp hoặc không có ý định đột phá cho name card.
In name card bằng giấy dày
Khách hàng quyết định làm name card bằng giấy dày vì những ưu điểm sau đây.
- Nhìn name card cứng cáp, cầm rất chắc tay.
- Dễ nổi bật giữa đám đông.
- Tạo dấu ấn sâu sắc cho người xem.
- Áp dụng được rất nhiều kiểu gia viền name card như: name card ép kim viền, card phủ viền, name card bồi viền màu.
Thật nhiều ưu điểm tuyệt vời phải không nào? Nhưng nó cũng có khuyến điểm nho nhỏ đó là nó khá dày, khó cất giữ trong những cái ví nhỏ. Không có gì có thể hoàn hảo không tì vết được phải không nào. Một tì vết nho nhỏ này cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định làm name card dày hoặc siêu dày của khách hàng được.